Tiền tệ Kinh_tế_Cộng_hòa_Dân_chủ_Nhân_dân_Triều_Tiên

Tỷ giá

Đơn vị tiền tệ chính thức của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiênwŏn (hangul: 원, ký hiệu: ₩; mã ISO 4217: KPW; đọc là Uôn) do Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên phát hành và in ấn. Trước kia, đơn vị đếm bổ sung cho wŏn là chon (1 won được chia ra thành 100 chŏn), nhưng hiện không còn được lưu thông. Ngày 6 tháng 12 năm 1947, wŏn bắt đầu được phát hành chính thức. Năm 1959, CHDCND Triều Tiên tiến hành đổi tiền theo tỷ lệ 100 wŏn đang lưu thông bằng 1 wŏn mới. Đồng wŏn đã trở thành tiền tệ của CHDCND Triều Tiên vào ngày 6 tháng 12 năm 1947, thay thế Yên Triều Tiên lúc đó đang lưu hành. Đồng won này đã được định lại giá trị theo tỷ lệ 100 thành một năm 1959.

Wŏn gồm cả tiền giấy lẫn tiền kim loại. Tiền giấy đang lưu thông bao gồm các loại có mệnh giá là 1, 5, 10, 50, 100, 200, 500, 1.000 và 5.000 wŏn. Tiền kim loại đang lưu thông bao gồm các loại có mệnh giá là 10, 50, 100 wŏn. Kể từ năm 2001, chính phủ CHDCND Triều Tiên đã bỏ tỷ giá tượng trưng 2,16 wŏn một dollar (được cho là dựa trên ngày sinh của Kim Chính Nhật ngày 16 tháng 2) và các ngân hàng trong quốc gia này ban hành tỷ giá gần hơn với tỷ giá trên thị trường chợ đen. Tuy nhiên, lạm phát phi mã đã làm xói mòn giá trị của wŏn Triều Tiên đến mức hiện nay người ta tin rằng tỷ giá của nó gần bằng wŏn Hàn Quốc. Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, dollar Mỹ và các đồng tiền khác vẫn có giá trị hơn đồng wŏn CHDCND Triều Tiên trên chợ đen hơn là chính thức.

Mọi thứ ở CHDCND Triều Tiên hầu như được giao dịch với USD, kể cả giao dịch ở chợ đen. Đồng won chẳng có tác dụng mấy vì tất cả đều sử dụng USD. Bình Nhưỡng từng muốn định giá lại tiền tệ, nhưng vì đôla Mỹ quá phổ biến, giá trị đồng won lại ngày càng tuột dốc.[166] Tư tưởng Tự cường chỉ còn là danh nghĩa, bất chấp việc tuyên bố tuân theo tư tưởng tự cường, Bình Nhưỡng không ngăn chặn tình trạng lưu thông đồng ngoại tệ mạnh trong nền kinh tế. Người dân thường CHDCND Triều Tiên muốn giữ đồng nhân dân tệ còn giới tinh hoa muốn trữ USD sự thay đổi rõ rệt nhất là sự sử dụng đồng Nhân dân tệ ngày một tăng. Hầu hết các cửa hàng đều đề giá bằng đồng USD, nhân dân tệ hay euro. Ngoại tệ chảy vào CHDCND Triều Tiên thông qua một số con đường như thương mại qua biên giới với Trung Quốc và du lịch, các đại sứ quán nước ngoài ở đây cũng giao dịch bằng tiền USD Đồng tiền chính thức của CHDCND Triều Tiên là won nhưng mọi thứ ở nước này đều được giao dịch bằng USD, kể cả ở chợ đen. Các tầng lớp thấp nhất trong xã hội CHDCND Triều Tiên cũng sử dụng USD trong mọi giao dịch.

Đồng USD từ lâu đã lưu thông ở CHDCND Triều Tiên, đến hàng thập kỷ, một phần bởi vì đồng tiền được rút ra từ thương mại chính thức của nhà nước. Việc gia tăng sử dụng đồng nhân dân tệ là một hiện tượng mới và phản ánh sự gia tăng buôn bán và buôn lậu giữa CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc dọc qua đường biên giới giữa hai nước, trong đó một khối lượng lớn tiền đã được trao đi đổi lại. Kim ngạch buôn bán chính ngạch giữa hai nước trị giá 6 tỷ USD một năm. Tại khu vực biên giới khoảng 90% các thương vụ được tiến hành trên cơ sở đồng ngoại tệ mạnh. Các nới khác, số ngoại tệ chỉ chiến từ 50 đến 80% các thương vụ trong thị trường tư nhân. Việc sử dụng đồng won của Hàn Quốc ở Triều Tiên không thông dụng, thậm chí ngay cả ở khu công nghiệp Kaesong, tiền lương của họ được trả bằng đồng USD thông qua một ủy ban quản lý CHDCND Triều Tiên, chứ không phải bằng đồng tiền của Hàn Quốc.

Ngoài ra, đồng euro ngày càng được sử dụng nhiều hơn ở một số khu vực bởi vì người Triều Tiên lo ngại rằng việc sử dụng USD ở nước này sẽ có lúc gặp rủi ro đặc biệt là gần đây người Triều Tiên dùng đồng euro nhiều hơn vì lo ngại Mỹ sẽ bằng cách nào đó sẽ cắt nguồn USD. Bình Nhưỡng đã cố vực dậy giá trị của đồng won nhưng do ai cũng sử dụng USD để giao dịch nên USD thường tăng giá còn đồng won tiếp tục giảm, Bình Nhưỡng đã nỗ lực kéo giá trị đồng nội tệ nhưng vì USD được dùng rộng rãi trong thương mại, giá trị của đồng USD tăng đều trong khi tiền won liên tục giảm giá trị, giá trị đồng won hiện nay có giá trị rất thấp và khi đồng won khi mất giá được đối xử giống như giấy vệ sinh[82] Người nước ngoài tại CHDCND Triều Tiên có thể sử dụng đồng USD, Euro và Nhân dân tệ trong thanh toán mặc dù các mặt hàng đều được niêm yết giá bằng đồng Won.

Tỷ giá hiện tại (2012) là 1 USD bằng 99 Won[167] Tỷ giá chợ đen cho thấy đồng won bị mất giá trị kể từ khi điều chỉnh giá. Đồng won đã giảm từ 30 won ăn một đôla lên 8.500 won/USD. Tỷ giá hối đoái chính thức là 130 won/1 USD. Tại khu kinh tế đặc biệt Rason, Ngân hàng trao đổi Tam giác vàng do chính phủ quản lý đổi đồng nhân dân tệ sang đồng won. Theo những người gần đây đến ngân hàng thì tỷ giá là 1.200 won ăn một nhân dân tệ, hay 7.350 won ăn một USD. Tỷ giá đó khá xa so với tỷ giá chính thức là 130 won/1 USD. Truoc do, tiền tệ được quy đổi theo giá thị trường với tỷ giá một đồng nhân dân tệ đổi được 350 won của CHDCND Triều Tiên. Mức giá này cao hơn so với tỷ giá chính thức là một đồng nhân dân tệ chỉ đổi được 15 won[168] Việc sử dụng đồng USD và đồng nhân dân tệ đã gia tăng kể từ khi chính phủ điều chỉnh giá đồng nội tệ won năm 2009 làm cho số tiền gửi của hàng triệu người dân bị mất trắng, tại thị trường đen, đồng won đã mất giá đến 99% so với đồng USD kể từ khi điều chỉnh tỷ giá, theo tỷ giá hối đoái.

Có 2 tỷ USD trong một nền kinh tế trị giá 21,5 tỷ USD, việc sử dụng đồng USD và đồng nhân dân tệ giờ đây đã đến mức các nhà chức trách Bình Nhưỡng không làm được gì nhiều. Thay vào đó chính phủ sẽ ngày càng gây sức ép buộc dân chúng phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho nhà nước và nhận lại bằng đồng won. Nhà nước muốn nắm quyền kiểm soát nền kinh tế, thâu tóm thị trường và muốn tất cả mọi người đều sử dụng đồng won của Triều Tiên, nhưng họ lại không có khả năng, tình hình này ngày càng làm cho họ khó quản lý hơn. Số nhân dân tệ họ thu được trong kinh doanh đã nhanh chóng được đưa vào lưu thông, các người bán hàng công khai đưa ra các giá bằng đồng nhân dân tệ đối với các mặt hàng như găng tay và áo jacket và đã nhận thanh toán bằng đồng nhân dân tệ.

Số ngoại tệ lưu thông ở CHDCND Triều Tiên đã lên đến 1 tỷ USD vào năm 2000 và có khoảng 2 tỷ USD tiền mặt ngoại tệ đang chạy vòng trong nền kinh tế CHDCND Triều Tiên. Trong số đó khoảng một nửa là đồng USD, 40% là đồng nhân dân tệ và 10% là đồng euro. Đồng USD len vào thị trường bởi vì các công ty thương mại tận dụng chỉ tiêu xuất nhập khẩu do chính phủ cấp, kiếm lời khi tỷ giá chênh lệch so với giá quy định của chính phủ. Người ta không thể tính được lượng đồng won lưu thông trong nền kinh tế nền kinh tế tư nhân giờ đây đã lớn hơn nền kinh tế chính thức và nêu không có ngoại hối, nền kinh tế có nguy cơ sẽ ngưng hoạt động.

Cải cách

Trong năm 2009, CHDCND Triều Tiên đã có những nỗ lực cải cách tiền tệ khi chính phủ thực hiện một cuộc đổi tiền lớn để hạn chế hoạt động của chợ đen trên khắp đất nước, Ngày 30 tháng 11 năm 2009, Bình Nhưỡng bất ngờ thực hiện chính sách đổi tiền với tỷ giá 100 won tiền cũ đổi được 01 won tiền mới. Đây là lần đổi tiền thứ 5 ở nước này kể từ khi Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập vào năm 1947.[7] Chính phủ CHDCND Triều Tiên đã giải thích, đó là phương án thu hồi tiền rải rác trong dân chúng, ngăn chặn lạm phát và nhằm nâng cao giá trị tiền tệ.[14] Đa số các chuyên gia đều phân tích rằng, mục đích cải cách tiền tệ của CHDCND Triều Tiên là thông qua việc giảm thiểu lượng tiền mặt mà người dân đang sở hữu trong tay để ngăn chặn lạm phát.[154] Nhà nước thay đổi tiền mới bằng cách gạch bỏ 2 số "0" ở tờ tiền cũ (1000 won trở thành 10 won).[7] Đối với những người dân Triều Tiên chưa gửi tiền vào trong các ngân hàng quốc doanh, việc này có thể là số tiền tiết kiệm của họ sẽ thu hẹp mất 1/100.[169] Hành động này, lúc đó được coi như là một đòn đánh vào các hoạt động trên thị trường tư nhân.

Đồng 100 wonĐồng 10 won

Nhiều phân tích cho rằng, biện pháp này của Chính phủ CHDCND Triều Tiên chủ yếu nhằm hai mục tiêu đầu tiên là CHDCND Triều Tiên muốn tiêu diệt thị trường chợ đen. Thị trường chợ đen đóng vai trò chính ở CHDCND Triều Tiên hiện nay. Hàng hoá lưu hành trên thị trường này chủ yếu là hàng nhập lậu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngay cả nông dân cũng nhờ thị trường chợ đen để tồn tại thay vì nhờ vào hệ thống cung cấp và phân phối của nhà nước. Than đá, dầu, máy móc… là hàng cấm, nhưng có mặt đầy đủ trên thị trường chợ đen.[169]

Tiếp đến là kiểm soát tiền bạc trong nước, điều mà xưa nay nhà nước quản lý không được nhất là những người kinh doanh cất giấu một phần lớn của cải tiền mặt nhờ vào những công việc làm ăn có lợi nhuận khá tốt trên thị trường chợ đen. Số người này hình thành nên tầng lớp trung lưu ở CHDCND Triều Tiên. Tầng lớp này ước tính có khoản tiết kiệm khoảng một triệu won/gia đình, nhiều người có tới hàng chục triệu won. Với cách đổi tiền, chính phủ truy thu lượng tiền của những người này, trừ khi họ kịp chuyển đổi số tiền của họ ra EUR, USD hay Nhân dân tệ và mục đích cuối cùng là kiểm soát lạm phát.[169]

Do khoảng cách kinh tế giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc quá lớn, hơn nữa lại rơi vào tình trạng chia cắt hai miền Liên Triều, nếu áp dụng chính sách cải cách và mở cửa theo kiểu của Trung Quốc rất có thể sẽ có một kết quả giống như Đông Đức và tầng lớp thống trị của CHDCND Triều Tiên sẽ không thể kiểm soát theo ý muốn được nên họ đã tiến hành cải cách tiền tệ. Chính sách này đã giáng một đòn chí mạng cho không ít người và các doanh nghiệp nhỏ. Cũng có thông tin cho rằng việc đổi tiền này nhằm làm lộ ra lượng tài sản mà mỗi công dân có.[170] cụ thể là CHDCND Triều Tiên cũng đang muốn những khối tiền lớn nằm trong nền kinh tế ngầm của nước này, trong đó một phần không nhỏ là tiền của những công dân CHDCND Triều Tiên làm việc ở nước ngoài tích trữ phải "lộ diện".[7]

Hãng thông tấn Reuters đưa tin, việc CHDCND Triều Tiên bất ngờ cải cách tiền tệ có thể thể hiện rằng, quốc gia này đã rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế u ám, nhưng lại muốn nhiều tiền mặt hơn rơi vào tay chính phủ CHDCND Triều Tiên.[169] Đó cũng là một nỗ lực của giới lãnh đạo của Triều Tiên nhằm tái khẳng định sự kiểm soát kinh tế[14] mặc tình trạng lạm phát của CHDCND Triều Tiên chưa đến mức nghiêm trọng cần phải thúc đẩy cải cách tiền tệ, tuy nhiên họ vẫn thực hiện để nhắm vào thị trường chợ đen (chợ chui) làm suy yếu đi sức mạnh của thị trường chợ đen mà trong 15 năm qua đã thách thức hệ thống quản lý kinh tế quốc gia, và các mục đích khác.

Một công trình xây dựng dang dở tại CHDCND Triều Tiên

Nhiều đánh giá cho rằng, cuộc cải cách này thất bại, gây ra lạm phát tỷ lệ tăng vọt và cuối cùng dẫn đến việc dỡ bỏ lệnh cấm về thương mại trong thị trường tự do.[171] Phía Hàn Quốc đánh giá CHDCND Triều Tiên tiến hành cải cách tiền tệ nhằm kiềm chế giá cả và nâng cao đời sống cho người dân đã diễn ra 2 năm, nhưng kết quả lại không được như mong đợi khi giá gạo tăng mạnh và giá trị đồng tiền thì giảm nhanh chóng. Người dân CHDCND Triều Tiên vẫn không thoát khỏi nạn đói khổ như trước và kết luận rằng cuộc cải cách tiền tệ này của miền Bắc thất bại hoàn toàn sau 2 năm trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tếxã hội.

Các phân tích cho thấy mục đích của cuộc cải cách tiền tệ là giảm vai trò của thị trường, điều tiết lưu lượng hàng hóa và chuẩn bị tiềm lực xây dựng kinh tế, nhưng lại dẫn đến kết quả ngược lại, quay về với tình trạng trước khi cải cách. Tuy nhiên một số chuyên gia Hàn Quốc cũng nhận định cải cách tiền tệ của CHDCND Triều Tiên không hẳn đã thất bại toàn diện, một số các chuyên gia đánh giá rằng CHDCND Triều Tiên cũng đã gặt hái được hiệu quả nhất định trong việc hạn chế tầng lớp giàu có mới nổi đầu cơ tích trữ thông qua thị trường.[172]

Việc cải cách tiền tệ không giải quyết vấn đề kinh tế cho CHDCND Triều Tiên, về góc độ kinh tế và góc độ xã hội cho thấy, biện pháp này không thu được kết quả tốt, chưa thể trợ giúp để giải quyết vấn đề kinh tế, nó khiến kinh tế CHDCND Triều Tiên thêm kiệt quệ, lạm phát tiếp tục gia tăng, gây thêm khó khăn cho đời sống dân chúng. Thêm vào đó, việc giới hạn khối lượng tiền được phép đổi là 100 ngàn won làm tiêu tan một phần lớn tài sản của các hộ gia đình, khiến dư luận càng thêm công phẫn. Để tạm lắng tình hình, CHDCND Triều Tiên xử tử ông Pak Nam-ki để làm dịu dư luận sau vụ đổi tiền gây thêm khó khăn cho dân chúng để xoa dịu dư luận trước chính sách tái định giá đơn vị tiền tệ đã được áp dụng.[173]

Sau cuộc cải cách, toàn bộ thị trường CHDCND Triều Tiên tê liệt, giá cả nội địa tăng chóng mặt. Nội bộ Triều Tiên đổ trách nhiệm và chỉ trích lẫn nhau kịch liệt. Bộ trưởng Pak Nam-Gi bị cách chức và bị xử tử hình[174] Đồng won mất giá do niềm tin vào đồng won của CHDCND Triều Tiên bị sụp đổ khi chính quyền điều chỉnh lại tỷ giá và đã khuấy động trào lưu tích trữ đồng tiền mạnh, Nó cũng đẩy nhanh lạm phát gây ra một sự bất ổn hiếm hoi của dân chúng khi người Triều Tiên nhận ra rằng đồng won không còn là một nơi để cất giữ giá trị.

Bình Nhưỡng đôi khi cũng tiến hành các chiến dịch để cố ngăn chặn tình trạng sử dụng ngoại tệ nhưng không thành công. CHDCND Triều Tiên quy định lưu trữ ngoại tệ là một tội đáng bị tử hình nhưng nhiều người đem giấu tiền dưới sàn nhà, hoặc mang chôn chúng ở trên đồi trong rừng phía sau nhà, không ai đem chúng gửi ngân hàng vì không ai tin ngân hàng. Kinh tế ngầm vượt kinh tế chính thông qua việc người Triều Tiên ngày càng ít nói đến giá cả bằng đồng won. Giá cả của các mặt hàng như bia, các căn hộ hay học phí cho các cua học dự bị đại học đều được ghi bằng đồng USD.